Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Cửa khẩu Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cách thị xã Châu Đốc (An Giang) khoảng 25km theo hướng tây nam. Từ thành phố Long Xuyên (An Giang), theo quốc lộ 91, qua cửa khẩu Tịnh Biên là sang Cambodia.
Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thông thương với cửa khẩu quốc tế Phnom Den ở huyện Kiri Vong, tỉnh Takéo, Campuchia.
Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương là cửa khẩu quốc tế đường thủy tại xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Việt Nam. Cửa khẩu biên giới đường sông Vĩnh Xương cách thị xã Châu Đốc (An Giang) 30km về phía bắc. Từ bến tàu tại khách sạn Victoria Châu Đốc, đi bằng ca nô trên sông Tiền, mất khoảng 40 phút, sẽ có mặt tại cửa khẩu Vĩnh Xương để làm thủ tục hải quan xuất cảnh tới Phnôm Pênh.
Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương thông thương với cửa khẩu quốc tế Khaam Samnor ở xã K’am Samnar, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Campuchia.
Cửa khẩu Khánh Bình là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã Khánh Bình, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam. Cửa khẩu Khánh Bình là điểm cuối của Đường tỉnh 957, tiếp nối qua cầu Long Bình sang Đường 21 bên Campuchia.
Cửa khẩu Khánh Bình thông thương với cửa khẩu Chrey Thom (còn viết là Chrey Thum) ở xã Chrey Thom, huyện Koh Thum, tỉnh Kandal, Campuchia.
Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Vĩnh Hội Đông huyện An Phú tỉnh An Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông thông thương với cửa khẩu Kompong Krosang, tỉnh Takéo, Campuchia
Cửa khẩu Bắc Đai thuộc địa bàn ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu Bắc Đai thông thương với cửa khẩu Bak Dai thuộc tỉnh Takeo của Campuchia
Cửa khẩu phụ Vĩnh Gia toạ lạc tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Vĩnh Gia thông thương với cửa khẩu Tà Ô thuộc xã Tà Ô, quận Kirivong, tỉnh Takeo, Campuchia.
Cửa khẩu phụ Vĩnh Nguơn toạ lạc tại phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Vĩnh Nguơn thông thương với cửa khẩu Kompong Krosang thuộc tại xã Kompong Krosang, huyện Borey Cholsar, tỉnh Takeo, Campuchia
Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất hai xã Lộc Hòa và Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Đây là điểm cuối của Quốc lộ 13 tại Km 140.
Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư thông thương với Cửa khẩu Trapeang Sre tại huyện Snuol, tỉnh Kratié, Campuchia.
Cửa khẩu Hoàng Diệu là cửa khẩu quốc gia đường bộ tại vùng đất xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Cửa khẩu Hoàng Diệu thông thương với cửa khẩu Lapakhe, tỉnh Mondulkiri, Campuchia.
Cửa khẩu Lộc Thịnh (Cửa khẩu Tà Vát) thuộc xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Cửa khẩu Lộc Thịnh thông thương với cửa khẩu Tonle Cham, tỉnh Kampong Cham, Cambodia
Cửa khẩu phụ Tân Tiến (còn gọi là cửa khẩu Tân Thành) thuộc xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Tân Tiến thông thương với cửa khẩu Chay Khleng thuộc xã Pithanu, huyện Sanuol, tỉnh Kratie, Cambodia.
Lối mở biên giới Lộc Tấn toạ lạc tại tại ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Việt Nam. Lối mở này gần cột mốc biên giới số 76 biên giới Việt Nam – Campuchia
Lối mở biên giới Lộc Tấn thông thương với lối mở Tuần Lung thuộc xã Tuần Lung, huyện Mi Mốt, tỉnh Kam Pong Cham, Cambodia.
Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng, nằm gần ngã ba nơi sông Bắc Vọng đổ vào sông Bằng.
Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng là điểm cuối của Quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu quốc tế Thủy Khẩu (水口口岸) thuộc thị trấn Thủy Khẩu, huyện Long Châu, thành phố Sùng Tả, Khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Trà Lĩnh hay cửa khẩu Nà Đoỏng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất Bản Hía thuộc thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Trà Lĩnh là điểm cuối của tỉnh lộ 205, cách thị trấn Trà Lĩnh khoảng 6 km theo đường này về hướng bắc.
Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thị trấn Long Bang, huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, Khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Sóc Giang là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Cốc Ngựu, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cửa khẩu cách thành phố Cao Bằng 42 km theo đường thẳng về hướng bắc tây bắc, và khoảng 55 km theo tỉnh lộ 203.
Cửa khẩu Sóc Giang thông thương sang cửa khẩu Bình Mãng ở thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Pò Peo là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Han, xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cửa khẩu Pò Peo là điểm cuối của đường tỉnh 211, cách thị trấn Trùng Khánh khoảng 22 km theo đường này.
Cửa khẩu Pò Peo thông thương sang cửa khẩu Nhạc Vu (岳圩口岸) ở tỉnh Quảng Tây.
Cửa khẩu Lý Vạn là cửa khẩu tại vùng đất bản Lý Vạn xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Cửa khẩu Lý Vạn cách thành phố Cao Bằng 60 km theo đường thẳng về hướng đông bắc.
Cửa khẩu Lý Vạn thông thương sang cửa khẩu Thạc Long ở huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây
Cửa khẩu Hạ Lang hay cửa khẩu Thị Hoa, cửa khẩu Bí Hà, là cửa khẩu tại vùng đất xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Cửa khẩu Hạ Lang cách thành phố Cao Bằng 90 km.
Cửa khẩu Hạ Lang thông thương với cửa khẩu Khoa Giáp (科甲口岸) ở huyện Long Châu tỉnh Quảng Tây.
Ngoài ra, Cao bằng còn có 9 lối mở gồm: Nà Lạn (huyện Thạch An); Cốc Sâu, Pò Tập (huyện Phục Hòa); Nà Đoỏng (huyện Trà Lĩnh); Trúc Long (huyện Hà Quảng); Bảng Khoòng, Pác Ty, Kỷ Sộc (Hạ Lang); Nà Quân (huyện Thông Nông).
Cửa khẩu Đăk Ruê là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Ea Bung, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam. Cửa khẩu Đăk Ruê nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 120 Km về phía Tây Bắc và tiếp giáp với huyện Kaoh Nheaek tỉnh Mondulkiri, Campuchia.
Cửa khẩu Đăk Ruê thông thương với cửa khẩu Chi Miet tỉnh Mondulkiri, Campuchia.
Cửa khẩu Bup’răng hay Cửa khẩu Bu Prăng là cửa khẩu ở vùng đất xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, Việt Nam. Cửa khẩu Bu Prăng nằm cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 81 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 125 km, và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 247 km.
Cửa khẩu Bu Prăng thông thương với cửa khẩu O Raing (còn gọi là Dak Dam), huyện (srok) Senmonorom, tỉnh Mondulkiri, Campuchia.
Cửa khẩu Đăk Peur (Đăk Per hay Đăk Pơ) là cửa khẩu trên vùng đất xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, Việt Nam. Cửa khẩu Đăk Peur nằm cách Quốc lộ 14 khoảng 4 km, cách thị trấn Đăk Mil khoảng 8 km, cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 60 km về phía tây nam. Cửa khẩu này cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía đông bắc.
Cửa khẩu Đăk Peur thông thương với cửa khẩu Nam Lieou (còn gọi là Nam Lear hay Bu Sara) thuộc huyện Pechr Chenda, tỉnh Mondulkiri, Campuchia. Từ cửa khẩu Nam Lieou đến trung tâm huyện Pechr Chenda khoảng 35 km, đến tỉnh lỵ Muldulkiri, Campuchia khoảng 40 km, đến trung tâm huyện lỵ Kaoh Nheaek khoảng 100 km
Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Ka Hâu, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và đèo Tây Trang là điểm cuối của quốc lộ 279 trên biên giới Việt Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang thông thương sang cửa khẩu Pang Hok còn gọi là cửa khẩu Sop Hun (Sốp Hùn) ở huyện May, tỉnh Phongsaly, Lào.
Từ thành phố Điện Biên Phủ đi theo quốc lộ 279 khoảng 31km, qua cửa khẩu Tây Trang đến tỉnh Phoong-xa-lỳ, Lào.
Cửa khẩu A Pa Chải là cửa khẩu đường bộ tại vùng đất bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.
Cửa khẩu A Pa Chải thông thương với cửa khẩu Long Phú ở huyện Giang Thành, Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam.
Cửa khẩu A Pa Chải ở cách ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung trên đỉnh Khoan La San cỡ 4,5 km theo hướng đông bắc, và cách trung tâm xã Sín Thầu cỡ 10 km theo hướng tây bắc.
Cửa khẩu Huổi Puốc là cửa khẩu tại vùng đất bản Noong É, xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.
Cửa khẩu Huổi Puốc thông thương với cửa khẩu Na Son ở ban Na Oun, muang Viengkham, tỉnh Luang Prabang, Lào. Tên Cửa khẩu Na Son bên Lào đặt theo tên Trạm Công an Cửa khẩu ở bản Na Son. Trạm ở cách bản Na Oun cỡ 2 km hướng đông nam, và cách biên giới cỡ 6 km theo đường bộ.
Cửa khẩu Si Pa Phìn là cửa khẩu tại vùng đất bản Tân Phong, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Cửa khẩu Si Pa Phìn là điểm cuối của nhánh Quốc lộ 4H1, nối vào Quốc lộ 4H tại km34 ở xã Si Pa Phìn.
Cửa khẩu Si Pa Phìn thông thương với cửa khẩu Houay La (Huổi Lả) ở ban Houay La, muang May (mường Mày), tỉnh Phongsaly, Lào.
Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà là điểm cuối của Quốc lộ 30 tại Km 120, cách thành phố Cao Lãnh khoảng 107km.
Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà thông thương với cửa khẩu quốc tế Banteay Chakrei (còn viết là Bântéay Chakkrei) ở xã Banteay Chakrei, huyện Preah Sdach, tỉnh Prey Veng, Campuchia.
Cửa khẩu quốc tế Thường Phước là cửa khẩu quốc tế đường sông tại vùng đất xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Cửa khẩu quốc tế Thường Phước ở bờ trái sông Tiền, cùng với cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương bên bờ phải sông, điều phối thông thương đường thủy trong vùng sang Campuchia.
Cửa khẩu quốc tế Thường Phước thông thương với cửa khẩu quốc tế Kaoh Roka ở xã Koh Rokar, huyện Peam Chor, tỉnh Prey Veng, Campuchia.
Cửa khẩu Sở Thượng (Ba Nguyên) toạ lạc tại xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Cửa khẩu Sở Thượng thông thương với cửa khẩu Koos Xâm Pư (Koh Sampov) thuộc tỉnh Prey Veng, Cambodia.
Cửa khẩu Ba Nguyên còn gọi là cửa khẩu Sở Thượng toạ lạc tại xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Cửa khẩu Ba Nguyên thông thương với cửa khẩu Koos Xâm Pư (Koh Sampov) thuộc tỉnh Prey Veng, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Thông Bình toạ lạc tại ấp Phước Tiên, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Thông Bình thông thương với cửa khẩu Pèm Tia (Peam Montear) thuộc Phum Peam Montear, tỉnh Prey Veng, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Mộc Rá toạ lạc tại ấp Tân Hòa, xã Tân Hội, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Mộc Rá thông thương với cửa khẩu Koos Xâm Pư thuộc tỉnh Prey Veng, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Á Đôn toạ lạc tại xã Tân Hội, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Cửa khẩu Á Đôn thông thương với cửa khẩu Gò Đồn thuộc tỉnh Prey Veng, Cambodia
Cửa khẩu phụ Bình Phú toạ lạc tại xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Cửa khẩu Bình Phú thông thương với cửa khẩu Bon Tia Chăc Crây (Banteay Chakrei ) thuộc tỉnh Prey Veng, Cambodia.
Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Cửa khẩu Lệ Thanh cách thành phố Pleiku khoảng 75km. Từ thành phố Pleiku theo quốc lộ 14 rẽ sang quốc lộ 19 qua thị trấn Chư Ty, qua cửa khẩu Lệ Thanh sang An-đông-pếch (tỉnh Rattanakiri, Cambodia).
Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thông thương với cửa khẩu Oyadav (hay O’Yadaw) huyện Ou Ya Dav tỉnh Ratanakiri, Campuchia.
Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Cửa khẩu này cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc.
Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy thông thương với cửa khẩu quốc tế Thiên Bảo (Tianbao) thuộc thị trấn Thiên Bảo, huyện Ma Ly Pho, thị trấn Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 – 17h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 18h00 giờ Bắc Kinh.
Cửa khẩu Săm Pun còn gọi là cửa khẩu Thượng Sơn là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Xín Cái và Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Tên cửa khẩu đặt theo tên đồn Biên phòng Săm Pun, đóng tại bản Săm Pun và cách cửa khẩu gần 4 km.
Đường lên cửa khẩu Săm Pun là tour du lịch hấp dẫn, đi qua cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng,…
Cửa khẩu Săm Pun thông thương sang cửa khẩu Điền Bồng huyện Phú Ninh, thị trấn Văn Sơn, tỉnh Vân Nam
Cửa khẩu Xín Mần hay cửa khẩu Long Tuyền là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Xín Mần huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu Xín Mần thông thương sang cửa khẩu Đô Long huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu Phó Bảng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cửa khẩu cách trung tâm thị trấn Phố Bảng 5 km theo đường bộ.
Cửa khẩu Phó Bảng thông thương sang cửa khẩu Đổng Cán (董干口岸) thuộc huyện Ma Ly Pho và huyện Phú Ninh, châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (còn gọi là Kẹo Nưa – nằm ở chân đèo Kẹo Nưa) là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo là điểm cuối của quốc lộ 8 ở lãnh thổ Việt Nam, trên đỉnh đèo Keo Nưa, và đường này nối tiếp sang quốc lộ 8 bên Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thông thương sang cửa khẩu quốc tế Namphao ở huyện Khamkheuth, tỉnh Bolikhamxai, Lào.
Cửa khẩu Sơn Hồng hay còn còn là cửa khẩu Đá Gân thuộc xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Cửa khẩu Sơn Hồng thông thương với cửa khẩu Nậm Xắc thuộc huyện Xay Chăm Pon, tỉnh Bo Ly Khăm Xay, Lào
Cửa khẩu Kim Quang toạ lạc tại xã Hương Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Cửa khẩu Kim Quang thông thương với cửa khẩu Ma La Đốc thuộc tỉnh Khăm Muồn (Khammouan), Lào
Cửa khẩu Giang Thành (trước đây gọi là cửa khẩu Nha Sáp) là cửa khẩu tại vùng đất xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu Giang Thành thông thương với cửa khẩu Ton Hon huyện Kampong Trach, tỉnh Kampot, Campuchia.
Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, trước đây gọi là cửa khẩu Xà Xía, là cửa khẩu quốc tế đường bộ thuộc vùng đất phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên là điểm cuối của quốc lộ 80, cách thị xã Hà Tiên khoảng 7km.
Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên thông thương với cửa khẩu quốc tế Prek Chak ở huyện Kampong Trach, tỉnh Kampot, Campuchia.
Cửa khẩu phụ Sa Kỳ thuộc ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Sa Kỳ thông thương với cửa khẩu Cok Com Bô thuộc tỉnh Kampot, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Vàm Hàng toạ lạc tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Vàm Hàng thông thương với cửa khẩu On Long Pring thuộc tỉnh Kampot, Cambodia
Cửa khẩu phụ Rạch Gỗ toạ lạc tại ấp Rạch Gỗ, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Rạch Gỗ thông thương với cửa khẩu Đơm Sơ Sngâu thuộc tỉnh Kampot, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Đầm Chít toạ lạc tại xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Đầm Chít thông thương với cửa khẩu Prêy Tun Lê thuộc tỉnh Kampot, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Chợ Đình toạ lạc tại xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Chợ Đình thông thương với cửa khẩu Thnốt Choong Srong thuộc tỉnh Kampot, Cambodia
Cửa khẩu phụ Nha Sáp toạ lạc tại xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Nha Sáp thông thương với cửa khẩu Rưs Xây Pi Cum thuộc tỉnh Takeo, Cambodia
Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là điểm cuối quốc lộ 40 trên đất Việt Nam, nối với Quốc lộ 11 của Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thông thương sang cửa khẩu Phoukeua (Phù Kưa) ở muang Phouvong, tỉnh Attapeu, Lào.
Cửa khẩu Đắk BLô thuộc xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Xã Đăk Blô cách trung tâm huyện Đăk Glei khoảng 35Km về hướng Tây Bắc, nằm trên tuyến tỉnh lộ 673.
Cửa khẩu Đắk BLô thông thương với cửa khẩu Đắk Bar thuộc tỉnh Xê Kông của Lào
Cửa khẩu Đắk Long thuộc xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, Việt Nam.
Cửa khẩu Đắk Long thông thương với cửa khẩu Văng Tắt thuộc tỉnh Ắt Tạ Pư (Attapeu), Lào
Cửa khẩu Đăk Kôi là cửa khẩu tại vùng đất xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Cửa khẩu Đăk Kôi ở cách ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia cỡ gần 4 km theo đường thẳng về hướng nam đông nam.
Cửa khẩu Đăk Kôi thông thương sang cửa khẩu Kon Tuy Neak ở xã Ta Veaeng Loeu (Tà Veng Lơ), huyện Ta Veaeng, tỉnh Ratanakiri, Campuchia.
Ngoài ra tỉnh Kon Tum còn có 5 cửa khẩu phụ như : Sa thầy, Tà Bộp, Tà Dạt, Mô Rai và Hồ Le
Cửa khẩu Ma Lù Thàng là một cửa khẩu quốc tế tại xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Cửa khẩu Ma Lù Thàng thông thương với cửa khẩu Kim Thủy Hà ở xã Na Phà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu Ma Lù Thàng là điểm cuối quốc lộ 12, cách thành phố Lai Châu 50 km. Cửa khẩu nối sang Trung Quốc qua cầu Hữu Nghị bắc qua dòng nậm Cúm.
Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00-17h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 18h00 giờ Bắc Kinh.
Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng là cửa khẩu tại bản U Ma Tu Khoòng, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng thông thương với cửa khẩu Bình Hà ở thị trấn Bình Hà huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đường biên giới Việt – Trung tại vùng cửa khẩu chạy dọc theo sống núi từ đỉnh Là Pơ đến dãy Phu Mu Su Cằng, cao từ 1900 m đến 2320 m. Chợ cửa khẩu mở trên yên ngựa núi. Với độ cao trên 1900 m cửa khẩu U Ma Tu Khoòng là cửa khẩu có độ cao cao nhất Việt Nam.
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là điểm đầu của Quốc lộ 1A thuộc vùng đất thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc.
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị thông thương với cửa khẩu Hữu Nghị Quan thuộc thị trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, thành phố Sùng Tả, Khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 – 19h00 giờ Hà Nội (hàng hóa xuất – nhập khẩu trước 16h30). Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 20h00 giờ Bắc Kinh (hàng hóa xuất – nhập khẩu trước 17h30).
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 1121, 1122 trên biên giới Việt –Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và thị trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, Khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Có tuyến xe lửa liên vận quốc tế khởi hành từ ga Hà Nội tới ga Đồng Đăng (Lạng Sơn). Tại đây, hành khách có thể làm thủ tục hải quan xuất cảnh sang Trung Quốc.
Cửa khẩu Tân Thanh là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Lầu xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Cửa khẩu Tân Thanh cách thành phố Lạng Sơn khoảng 28 km theo đường bộ về hướng bắc tây bắc.
Cửa khẩu Tân Thanh thông thương sang cửa khẩu Pu Zhai (浦寨口岸) ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Na Hình hay Cửa khẩu Nà Hình là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Hình, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Cửa khẩu Na Hình thông thương sang cửa khẩu Kéo Ái (Jao Ai) ở trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Nà Nưa hay Cửa khẩu Pò Mã là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Nưa, xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Cửa khẩu Nà Nưa thông thương sang cửa khẩu Nà Hoa (Na Hua) ở trấn Hạ Đống, huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Cốc Nam là cửa khẩu tại vùng đất bản Cốc Nam, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Cửa khẩu Cốc Nam thông thương sang Cửa khẩu Lũng Vài (弄怀口岸, Lộng Hoài) trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu tại vùng đất thôn Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Cửa khẩu Chi Ma là điểm cuối của đường tỉnh 236, và cách thị trấn Lộc Bình 13 km theo đường này về hướng đông bắc.
Cửa khẩu Chi Ma thông thương sang cửa khẩu Ái Điểm (爱店口岸) ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Bình Nghi là cửa khẩu đường sông tại vùng đất bản Pắc Lạn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Cửa khẩu Bình Nghi cách thành phố Cao Bằng 70 km, cách thị trấn Thất Khê 23 km, theo đường thẳng về hướng đông nam.
Cửa khẩu Bình Nghi thông thương sang cửa khẩu Bình Nhi hoặc Bình Nhi Quan (Ping Er Guan) ở trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là cửa khẩu quốc tế nằm tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương qua cầu Hồ (Hồ Kiều) bắc qua sông biên giới Nậm Thi, tới cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (河口口岸), thuộc huyện Hà Khẩu, châu tự trị Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 – 22h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 23h00 giờ Bắc Kinh.
Cửa khẩu Mường Khương hay cửa khẩu Tung Chung Phố là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Mường Khương và xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
Cửa khẩu Mường Khương ở điểm cuối quốc lộ 4D, thông thương sang cửa khẩu Kiều Đầu ở thị trấn Vân Sơn huyện Mã Quan tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 102, 103 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Ga Lào Cai là một nhà ga xe lửa tại Lào Cai. Được kết nối với Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam. Nhà ga là điểm kết thúc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và được nối với ga Hà Khẩu theo tuyến đường sắt Côn Minh – Hà Khẩu của Trung Quốc.
Cửa khẩu Bản Vược (còn gọi là cửa khẩu Bát Xát) là cửa khẩu tại vùng đất bản Vược, xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Cửa khẩu Bản Vược thông thương với cửa khẩu Ba Sa, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bằng phà qua sông Hồng.
Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, Việt Nam. Cửa khẩu là điểm cuối quốc lộ 62.
Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp thông thương với cửa khẩu quốc tế Prey Voa ở khum (xã) Thmei, huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng, Campuchia.
Cửa khẩu phụ Hưng Điền A (còn gọi là cửa khẩu Bình Tứ) toạ lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Hưng Điền A thông thương với tỉnh Svay Rieng thuộc Campuchia
Cửa khẩu Mỹ Quý Tây là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam.
Cửa khẩu Mỹ Quý Tây thông thương với cửa khẩu Sam Reong (Sam Rông), tỉnh Svay Rieng, Campuchia.
Cửa khẩu ở gần chỏm vùng lồi mỏ vẹt trên biên giới Việt Nam – Campuchia.
Cửa khẩu phụ Long Khốt toạ lạc tại xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Long Khốt thông thương với cửa khẩu Xòm Dông (Samyaong), xã Ruessei Lieb, tỉnh Svay Rieng, Cambodia
Cửa khẩu phụ Vàm Đồn toạ lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, Việt Nam.
Cửa khẩu Vàm Đồn thông thương với cửa khẩu Chòm Loong thuộc tỉnh Svay Rieng, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Kênh 28 (Cả Trốt) thuộc ấp Cả Trốt, xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Kênh 28 thông thương với cửa khẩu Cơ Rúa thuộc tỉnh Svay Rieng, Cambodia.
Từ huyện Diễn Châu (Nghệ An), theo quốc lộ 7, qua cửa khẩu Nậm Cắn (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) sang Xiêng-khoảng, Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất làng Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn ở điểm cuối quốc lộ 7A, thông thương sang cửa khẩu Namkan tại vùng đất bản Din Dan muang Nong Het tỉnh Xiengkhuang, Lào.
Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu đường bộ tại vùng đất phía tây thôn Khe Mừ, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Cửa khẩu Thanh Thủy thông thương sang cửa khẩu Namon (Nậm On) muang Khamkeuth tỉnh Bolykhamxay, Lào.
Cửa khẩu Thông Thụ thuộc xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Cửa khẩu Thông Thụ thông thương sang cửa khẩu Nâm Táy thuộc bản Nậm Táy, cụm bản Viêng Phăn, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn của Lào.
Cửa khẩu Tam Hợp thuộc xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An, Việt Nam.
Cửa khẩu Tam Hợp thông thương với cửa khẩu Thoong My Xay thuộc tỉnh tỉnh Bo Ly Khăm Xay, Lào.
Cửa khẩu Cao Vều thuộc địa bàn bản Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Cửa khẩu Cao Vều thông thương với cửa khẩu Thoong Phị La thuộc bản Mương Chăm, huyện Xăy Chăm Phon, tỉnh Bo Ly Khăm Xay, Lào.
Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A đến thị trấn Ba Đồn (huyện Quảng Trạch) rồi theo quốc lộ 12A khoảng 156km, qua cửa khẩu Cha Lo (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) sang Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo là cửa khẩu quốc tế trên đèo Mụ Giạ tại vùng đất bản Cha Lo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo là điểm cuối quốc lộ 12A trên đất Việt Nam, thông thương sang cửa khẩu Naphao ở huyện Bualapha, tỉnh Khammuane, Lào.
Cửa khẩu Cà Roòng là cửa khẩu tại vùng đất bản 61, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. “Cà Roòng” là tên suối và tên bản ở trên đường tới trụ sở xã, được dùng để đặt tên đồn biên phòng và tên cửa khẩu. Đường tỉnh 562 nối từ vùng trung tâm huyện đến trụ sở xã Thượng Trạch rồi tới cửa khẩu.
Cửa khẩu Cà Roòng thông thương với cửa khẩu Nong Ma (Noọng Mạ) ở Ban Nong Ma, muang Bualapha, tỉnh Khammouan (Khăm Muộn), Lào.
Cửa khẩu Nam Giang hay cửa khẩu Đăk Ôc là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã La Dêê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Cửa khẩu Nam Giang là điểm cuối của quốc lộ 14D.
Cửa khẩu Nam Giang thông thương với cửa khẩu Dak Ta Ook (Đăk Tà Oọc) ở Ban Dak Ta Ook, muang Dak Cheung, tỉnh Sekong, Lào.
Cửa khẩu Tây Giang là cửa khẩu tại vùng đất thôn Ch’nóc, xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Cửa khẩu Tây Giang thông thương với cửa khẩu Kaleum (Kà Lừm) ở muang Kaleum, tỉnh Sekong, Lào
Cửa khẩu Móng Cái nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng 176km, cách Hà Nội 327km. Từ thành phố Hạ Long, theo quốc lộ 18, qua cửa khẩu Móng Cái sang Trung Quốc.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái thông thương sang cửa khẩu quốc tế Đông Hưng (東興口岸) ở huyện Đông Hưng, thành phố cảng Phòng Thành, Khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cầu Bắc Luân là điểm nối giữa hai thành phố, và là địa điểm được chính phủ hai nước chọn đặt cột mốc đầu tiên để phân định ranh giới quốc gia.
Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế. Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00-19h00 giờ Hà Nội. Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 – 20h00 giờ Bắc Kinh.
Cửa khẩu Bắc Luân đặt tại đầu cầu Bắc Luân thuộc vùng đất phường Hoà Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu Bắc Luân phục vụ giao thương đường bộ cho người và hàng hóa. Hiện tại, có cửa khẩu Bắc Luân 1 và Bắc Luân 2 cách nhau hơn 3km.
Cửa khẩu Ka Long đặt tại bờ sông Ka Long thuộc vùng đất phường Ka Long, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu Ka Long chỉ phục vụ cho hàng hóa giao thương bằng đường thủy.
Cửa khẩu Hoành Mô là cửa khẩu tại vùng đất thôn Đồng Mô xã Hoành Mô huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh.
Cửa khẩu Hoành Mô là điểm cuối quốc lộ 18C, nối tiếp qua đường tràn tại bãi Đồng Mô trên sông Đồng Mô, thông thương sang cửa khẩu Động Trung (Dong Zhong) ở thành phố cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh là cửa khẩu tại vùng đất thôn Bảo Lâm, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh là điểm cuối đường tỉnh 340, nối tiếp qua cầu trên sông Ka Long thông thương sang cửa khẩu Lý Hỏa (里火口岸) ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Tuyến xe buýt từ thành phố Huế đến thành phố Đông Hà (Quảng Trị), theo quốc lộ 9, qua cửa khẩu Lao Bảo thẳng đến tỉnh Savannakhet (Lào).
Cửa khẩu Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Đây là điểm cuối của quốc lộ 9 tại Km 83.
Cửa khẩu Lao Bảo thông thương với cửa khẩu Den Savanh của Lào, nằm cạnh sông Sepon.
Cửa khẩu quốc tế La Lay là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Cửa khẩu quốc tế La Lay thông thương sang cửa khẩu Lalay ở huyện Sa Mouay, tỉnh Salavan, Lào.
Cửa khẩu phụ Tà Rùng nằm trên địa bàn xã Hướng Việt, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Tà Rùng thông thương với cửa khẩu La Cồ, thuộc huyện Sê Pôn, tỉnh Sa-va-na-khẹt (Lào)
Cửa khẩu Bản Cheng tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Cửa khẩu Bản Cheng thông thương với cửa khẩu Bản Mày Phạc Tha Na của huyện Sê Pôn, tỉnh Xavannakhẹt, Lào.
Cửa khẩu Thanh toạ lạc tại vùng đất thuộc xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Cửa khẩu Thanh thông thương với cửa khẩu Đen Vi Lay của huyện Mường Noòng, tỉnh Xavannakhẹt, Lào
Cửa khẩu phụ Cóc thuộc địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng Sa Trầm, nằm tại bản Cóc, thôn Trầm, xã Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cửa khẩu Cóc nối với Tỉnh lộ 14 (Lìa) ra Quốc lộ 9.
Cửa khẩu phụ Cóc thông thương với cửa khẩu A Xóc thuộc tỉnh Salavan, Lào
Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Quốc lộ 4G nối từ thành phố Sơn La đến cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương và các xã ở thung lũng sông Mã trong vùng.
Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương thông thương với cửa khẩu Ban Dan (Bản Đán) ở ban Dan, muang Et, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) – Pa Háng (tỉnh Hủa Phăn, Lào)
Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập hay cửa khẩu Pa Háng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Pa Lá, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập là điểm cuối của quốc lộ 43.
Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập thông thương với cửa khẩu Pahang ở huyện Samtay, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Tên ghi trên bảng hiệu là Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Lóng Sập. Một số văn liệu viết là “cửa khẩu Loóng Sập”.
Cửa khẩu Nậm Lạnh là cửa khẩu tại vùng đất bản Cang Kéo, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Nậm Lạnh cách thị trấn huyện lỵ Sốp Cộp khoảng 31 km hướng tây nam theo Đường tỉnh 105.
Cửa khẩu Nậm Lạnh thông thương với cửa khẩu Muang Peu (Mường Pợ) muang Xon, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Cửa khẩu Nà Cài là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Cài, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Nà Cài là điểm cuối của đường tỉnh 104.
Cửa khẩu Nà Cài thông thương với cửa khẩu Sop Dung (Sốp Đung) ở Ban Sop Dung, huyện Xiengkhor, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Cửa khẩu Kà Tum là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất làng Kà Tum, thuộc xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu Kà Tum thông thương với cửa khẩu Chan Moul (Chăn Mun) huyện Memot, tỉnh Kampong Cham, Campuchia.
Cửa khẩu Mộc Bài nằm ở phía tây bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Tuyến xe buýt trực tiếp khởi hành hàng ngày từ thành phố Hồ Chí Minh tới thị trấn Gò Dầu (Tây Ninh), theo quốc lộ 22A, qua cửa khẩu Mộc Bài đến Phnom Penh, Campuchia.
Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.
Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài thông thương với Cửa khẩu Quốc tế Bavet tại thị xã Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia.
Cửa khẩu Xa Mát nằm ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Tuyến xe buýt trực tiếp khởi hành hàng ngày từ thành phố Hồ Chí Minh tới thị trấn Gò Dầu (Tây Ninh). Từ đây, tiếp tục theo quốc lộ 22B, qua cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) đến cửa khẩu Tra-peing-phlong thuộc tỉnh Kampong Cham (Campuchia) đến Siêm-riệp (Cam-pu-chia).
Cửa khẩu Phước Tân là cửa khẩu tại vùng đất thôn Phước Tân, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu Phước Tân là điểm cuối của tỉnh lộ 781.
Cửa khẩu Phước Tân thông thương với cửa khẩu Bos Mon (Bốt Môn), huyện Romdoul, tỉnh Svay Rieng, Campuchia.
Cửa khẩu Chàng Riệc toạ lạc tại ấp Tân Khai, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu chính Chàng Riệc cách tỉnh lộ 792 của huyện Tân Biên (Tây Ninh) khoảng 100 m, gần cột mốc biên giới số 110.
Cửa khẩu Chàng Riệc thông thương với với cửa khẩu Đa, thuộc xã Đa, huyện Me Mot, tỉnh Tbung Khmum (Campuchia) và cách quốc lộ 7 của Campuchia khoảng 1km
Cửa khẩu Tống Lê Chân là cửa khẩu tại vùng đất xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu Tống Lê Chân thông thương với cửa khẩu Sa Tum tỉnh Kampong Cham, Campuchia.
Cửa khẩu phụ Vạc Sa nằm trên địa bàn xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. cách trung tâm xã Tân Hà chỉ khoảng hơn 4 km
Cửa khẩu phụ Vạc Sa thông thương với cửa khẩu Doun Roath (Phum Soty) thuộc tỉnh Kampong Cham, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Cây Gõ thuộc xã Lợi Thuận (còn quen gọi là làng Bàu Gõ), huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Cây Gõ thông thương với cửa khẩu Bos Chếk thuộc tỉnh Kampong Cham, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Cây Me thuộc ấp Cây Me, xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Cây Me thông thương với cửa khẩu Tho Loốk, thuộc phum Tho Loốk, xã Chrak Mates, huyện Svay Teap, tỉnh Svay Riêng, Campuchia.
Cửa khẩu quốc tế Tân Nam thuộc ấp Tân Nam, xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu quốc tế Tân Nam thông thương với cửa khẩu quốc tế Mơn Chây thuộc xã Cra Bao, huyện Kamchay Mear, tỉnh Prey Veng, Campuchia.
Cửa khẩu phụ Tân Phú toạ lạc tại xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
Cửa khẩu phụ Tân Phú thông thương với cửa khẩu Luong Chrey (Kọ) thuộc huyện Kraek, tỉnh Kampong Cham, Campuchia.
Cửa khẩu phụ Vàm Trảng Trâu toạ lạc tại ấp Bến cầu, xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu phụ Vàm Trảng Trâu thông thương với cửa khẩu phụ Doung, thuộc ấp Doung, xã Doung, huyện Romeas Hek, tỉnh SvayRieng, Campuchia.
Cửa khẩu Tà Nông thuộc xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu Tà Nông thông thương với cửa khẩu Kom Pông Th’Nuông thuộc tỉnh Svay Rieng, Cambodia
Cửa khẩu phụ Long Phước thuộc xã Long Phước, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
Cửa khẩu phụ Long Phước thông thương với cửa khẩu phụ Prey Ta Ey thuộc ấp Ta Pornh, xã Prey Ta Ey, huyện Svay Teap, tỉnh Svay Rieng
Cửa khẩu phụ Phước Chỉ thuộc xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
Cửa khẩu phụ Phước Chỉ thông thương với cửa khẩu phụ Brasat, thuộc ấp Kandal, phường Brasat, thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng, Cambodia.
Cửa khẩu phụ Hòa Hiệp (bến Năm Chỉ) thuộc xã Hoà Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
Cửa khẩu phụ Hòa Hiệp thông thương với cửa khẩu phụ biên giới Khser Dek, thuộc ấp Tros, xã Tros, huyện Romeas Hekm, tỉnh Svay Rieng, Campuchia
Cửa khẩu Long Thuận thuộc xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
Cửa khẩu Long Thuận thông thương với cửa khẩu Kompông S’Piên thuộc tỉnh Svay Rieng, Cambodia
Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo là cửa khẩu quốc tế đường bộ trên vùng đất bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo là điểm cuối của quốc lộ 217, qua cầu trên dòng Nậm Xôi thông thương sang cửa khẩu Namsoi (Nậm Xôi), huyện Viengxay, tỉnh Huaphanh, Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo cách thành phố Thanh Hóa 194 km, cách trung tâm huyện lỵ Quan Sơn 53 km về phía Việt Nam và cách tỉnh lỵ Xamneua của Huaphanh 80 km, huyện lỵ Viengxay 40 km về phía Lào.
Cửa khẩu Tén Tằn là cửa khẩu tại khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Cửa khẩu Tén Tằn là điểm cuối của đường tỉnh 520 Thanh Hóa. Tại đây có cột mốc biên giới 281 và là nơi sông Mã (Nậm Ma) chảy vào đất Việt Nam.
Cửa khẩu Tén Tằn thông thương với cửa khẩu Somvang (Xôm Vẳng) ở ban Som Vang, muang Sop Bao (Xốp Bâu), tỉnh Huaphanh, Lào.
Cửa khẩu Khẹo hay cửa khẩu Bát Mọt là cửa khẩu tại vùng đất bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Cửa khẩu Khẹo là điểm cuối của quốc lộ 47, và cách thị trấn Thường Xuân cỡ 60 km theo quốc lộ này.
Cửa khẩu Khẹo thông thương với cửa khẩu Thalao (Tha Lấu) ở vùng đất ban Thalao, muang Viengthong, tỉnh Huaphanh, Lào.
Cửa khẩu A Đớt là cửa khẩu tại vùng đất xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Cửa khẩu A Đớt ở trên đèo Bà Lạch ở quốc lộ 14 cũ, cách thị trấn A Lưới cỡ 30 km theo đường này về hướng đông nam.
Cửa khẩu A Đớt thông thương với cửa khẩu Tavang (Tà Vàng) ở Ban Tavang, muang Kaleum, tỉnh Sekong, Lào.
Cửa khẩu Hồng Vân là cửa khẩu đường bộ tại vùng đất xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Cửa khẩu Hồng Vân cách cửa khẩu La Lay cỡ 10 km theo đường thẳng về hướng đông. Đường đến cửa khẩu là tỉnh lộ chưa có số, xuất phát từ cầu Bản trên quốc lộ 14 ở thôn Kê, xã Hồng Vân, đi chừng 15 km về hướng tây nam và nam.
Cửa khẩu Hồng Vân thông thương với cửa khẩu Kutai (Cô Tài) ở Ban Kutai, muang Sa Mouay, tỉnh Salavan, Lào.
Thành phố Cần Thơ Sở Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) Thành phố Cần Thơ Địa chỉ : số 39 đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Điện thoại : (0292) 3830 753 Fax : (0292) 3830 451 Email : vanphong.socantho@moet.
Thành phố Cần Thơ Sở Y Tế (SYT) Thành phố Cần Thơ Địa chỉ : số 71 đường Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Điện thoại : (0292) 3831 027 | 1900 9095 (hotline) Fax : (0292) 3830 710 Email : soyte@cantho.gov.
Thành phố Cần Thơ Sở Giao Thông Vận Tải (GTVT) Thành phố Cần Thơ Địa chỉ : 1B Ngô Hữu Hạnh – Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ Điện thoại : (0292) 3820 756 Fax : (0292) 3826 250 Email : sogtvt@cantho.gov.